TIN NỔI BẬT:

Cổng thông tin điện tử Sở Xây dựng Kiên Giang

Thông tin tổng hợp

Xem với cỡ chữAA

Sở Xây dựng tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

(09:35 | 19/07/2020)

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 767/UBND-NCPC ngày 09/6/2020 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Để đáp ứng yêu cầu công tác và kịp thời triển khai các văn bản pháp luật đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức (CCVC), người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính biết, thực hiện, ngày 15/7/2020 Sở Xây dựng tổ chức Hội nghị để triển khai Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính Phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho toàn thể CCVC thuộc Sở Xây dựng. Tham dự và chỉ đạo có Phó Giám đốc Sở Xây dựng Trịnh Nam Trung cùng trên 40 CCVC các phòng, đơn vị trực thuộc Sở.

Ông Nguyễn Văn Quanh, Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng triển khai một số điểm quan trọng của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP tại Hội nghị (Ảnh: T. Nam)

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng đã triển khai những nội dung chính của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP như về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; căn cứ, phương thức kiểm tra, thẩm quyền kiểm tra; trình tự thủ tục xây dựng kế hoạch kiểm tra, ban hành quyết định kiểm tra, kết luận kiểm tra, thực hiện kết luận kiểm tra.... Đặc biệt lưu ý các quy định về hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và hình thức kỷ luật tương ứng; trong đó các quy định về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020.

Qua đó, CCVC tham dự hội nghị đã tích cực thảo luận, làm rõ hơn các quy định của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, nhất là quy định về hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quy định về việc xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm; giải pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm của công chức, viên chức của Sở khi thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, hạn chế các thiếu sót, vi phạm trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.

Kết luận hội nghị, lãnh đạo Sở Xây dựng yêu cầu CCVC các phòng chuyên môn, 02 đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấn tiếp thu, quán triệt và tiếp tục nghiên cứu, nắm vững các quy định của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP[1], tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức; nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính./.

* Một số hình ảnh tại Hội nghị: Bấm vào liên kết để xem

 

[1] Nghị định số 19/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/02/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 31/3/2020. Nghị định gồm 05 chương, 31 điều quy định về kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Áp dụng đối với các cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ quan quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Thủ trưởng cơ quan của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định còn quy định hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trong đó có những hành vi: Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính; Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính; Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;  Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra…

Ngoài ra, việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc được quy định rõ từ Điều 23 đến Điều 29 của Nghị định.

H. LOAN